Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. (Ảnh: Reuters) |
Đại sứ Mahfud MD nhấn mạnh, vụ việc không quá nghiêm trọng đến mức báo động và tin tưởng chính phủ hai bên có thể xử lý cũng như giải quyết vấn đề một cách phù hợp.
“Ngay cả giữa những người bạn hay láng giềng tốt của nhau cũng có thể tồn tại quan điểm khác biệt, nhưng điều đó không thành vấn đề. Chúng ta có thể thảo luận nhiều vấn đề một cách thân thiện”, ông Xiao nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Mahfud MD cho hay đại sứ Xiao đã nói với ông về việc chính phủ Trung Quốc đang chịu sức ép từ ngư dân. Nguyên nhân do ngư dân Trung Quốc yêu cầu chính phủ cho phép tiếp tục hoạt động trong EEZ của Indonesia bất chấp Jakarta xem đây là hành động phi pháp.
Cũng theo Bộ trưởng Mahfud MD, các quan chức cấp cao Trung Quốc và Indonesia sẽ gặp mặt và họp bàn từ ngày 4 – 5/2 nhằm giải quyết bất đồng.
Chính phủ Indonesia tuyên bố điều động thêm tàu chiến, chiến đấu cơ cùng ngư dân hỗ trợ để đối phó với sự hung hăng từ các tàu cá Trung Quốc.
Đáng nói, quần đảo Natuna nằm trong bản đồ “đường chín đoạn” mà Trung Quốc lâu nay dùng để đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Mặc dù, Trung Quốc công nhận Indonesia có chủ quyền với quần đảo Natuna, song Bắc Kinh cho rằng hai nước vẫn có tranh chấp về vùng biển tại đây. Về phần mình, Indonesia phản đối tuyên bố của Trung Quốc. Ngoài ra, Indonesia còn cho đổi tên vùng đặc quyền kinh tế phía bắc quần đảo Natuna thành Biển Bắc Natuna bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc.
Trước đây, Jakarta và Bắc Kinh đã vài lần xảy ra va chạm trên Biển Đông. Cụ thể, vào năm 2016, một tàu tuần tra của Indonesia đã bắt giữ tàu đánh cá tải trọng 300 tấn của Trung Quốc.