Ông Hùng, một người dân xã Hồng Kỳ, cho biết: "Sắp hết năm 2019 nhưng chính quyền huyện vẫn chưa thực hiện lời hứa với người dân, từ việc hỗ trợ, đền bù tiền ruộng, đất thổ cư, đến tái định cư".
Theo người dân xã Hồng Kỳ, hiện bên xã Nam Sơn đã có chế độ tái định cư, còn bên xã Hồng Kỳ vẫn chưa có. Sống trong vùng bị ô nhiễm, người dân rất khổ nhưng mức giá đất thổ cư mà chính quyền đưa ra để chi trả cho người dân quá thấp.
Dân đối thoại chính quyền |
"Đất thổ cư áp chung mức giá 78.000 đồng/m2 là quá rẻ. Chúng tôi yêu cầu trả như cũ, đó là áp dụng mức bồi thường hỗ trợ bằng 70% giá bồi thường đất ở", ông Hùng nói.
Ông Vũ Tiến Lực - Trưởng thôn Xuân Thịnh (xã Nam Sơn) cho biết, ý kiến người dân nêu ra thì có nhiều, nhưng chủ yếu liên quan đến chính sách đề bù giải phóng mặt bằng. Chính quyền xã cũng đã tiếp thu, ghi nhận để báo cáo lên thành phố. "Quan điểm của dân chúng tôi cũng chỉ mong đền bù tối thiểu bằng dự án giai đoạn 2 đã thực hiện”, ông Lực bày tỏ.
Sau hơn 4 ngày tiến hàng căng lều bạt, lập chốt chặn xe vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) những người dân địa phương đã thu lều bạt căng ra giữa đường, khai thông đường vào bãi rác lớn nhất của Thủ đô.
Vào chiều 26/12, cuộc họp khẩn do UBND xã Hồng Kỳ tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo địa phương để đối thoại với người dân. Cuộc họp thu hút hàng trăm người dân, họ đến để bày tỏ nguyện vọng.
Theo người dân xã Hồng Kỳ, hiện bên xã Nam Sơn đã có chế độ tái định cư, còn bên xã Hồng Kỳ vẫn chưa có. Sống trong vùng bị ô nhiễm, người dân rất khổ nhưng mức giá đất thổ cư mà chính quyền đưa ra để chi trả cho người dân quá thấp. "Đất thổ cư áp chung mức giá 78.000 đồng/m2 là quá rẻ. Chúng tôi yêu cầu trả như cũ, đó là áp dụng mức bồi thường hỗ trợ bằng 70% giá bồi thường đất ở" - ông Hùng nói.
UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức vận động, tuyên truyền người dân chấm dứt việc chặn xe vận chuyển rác vào bãi rác Nam Sơn, không để tình trạng chặn xe vận chuyển rác tiếp diễn, kéo dài. Cùng với đó, huyện có trách nhiệm ghi nhận ý kiến của người dân, chủ động xin ý kiến của các sở, ngành để xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các hộ dân tại vùng ảnh hưởng ô nhiễm môi trường bán kính 500 m từ Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, báo thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.
Đại diện UBND huyện Sóc Sơn cho biết đã có báo cáo gửi Thành ủy, UBND TP, đồng thời đề xuất với TP một số nội dung liên quan đến chính sách đền bù theo hướng có lợi hơn cho người dân.
Trước đó, trưa ngày 23/12, hàng chục người dân tại 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tập trung tại cổng phía Nam và cổng phía Bắc của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn ngăn không cho xe chở rác đi vào bãi rác.
Đây đã là lần thứ 3 trong năm 2019, người dân chặn đường không cho xe vào đổ rác. Gần đây nhất, người dân xã Nam Sơn tổ chức chặn xe lên đến 6 ngày (từ ngày 1/7/1029 - 6/7/2019), khiến tình hình vệ sinh môi trường khu vực nội đô TP Hà Nội ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện, khoảng 80% lượng rác thải sinh hoạt của TP Hà Nội được chuyển về xử lý tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn với khối lượng trung bình xấp xỉ 5.000 tấn/ngày đêm.
Hà Phong (TH) - ĐTVN- CLVN