Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 20/04/2024

Cách chọn chuột máy tính đúng tiêu chuẩn để tránh mắc chứng ống cổ tay

Ngọc Nga 15:59 23/02/2023

Cách chọn chuột phù hợp với mục đích sử dụng và từng loại máy tính tưởng đơn giản nhưng thực tế không phải ai cũng biết.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu chuột máy tính nổi tiếng như Razer, Logitech, Steelserie, E-blue, Mitsumi... với vô vàn mẫu mã cũng như mức giá khác nhau vô cùng hấp dẫn.

Khi mua chuột máy tính, xu hướng tự nhiên của nhiều người là chọn bất kỳ con chuột nào có sẵn với giá thấp hơn. Nhưng thực tế, nếu dành nhiều thời gian làm việc trên máy tính, điều quan trọng là người dùng cần chọn một con chuột thoải mái khi sử dụng và không gây mỏi tay.

Mua chuột máy tính có thương hiệu rõ ràng

Những con chuột chất lượng kém có thể khiến người dùng gặp vấn đề về cổ tay, đau cổ và vai nếu sử dụng trong thời gian dài. Bởi cơ thể con người không được "thiết kế" để cầm một khối nhựa suốt tuần. Sử dụng chuột trong thời gian dài sẽ khiến người dùng mắc hội chứng ống cổ tay, thậm chí đau cổ và vai. Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel) xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép do tổn thương dây thần kinh, dây chằng hoặc cả hai.

Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay thường đến từ việc cổ tay có cùng một chuyển động quá nhiều lần, ngày qua ngày. Khi mắc triệu chứng này sẽ gặp tình trạng nóng ran, tê bì một hoặc nhiều ngón, rối loạn cảm giác cầm nắm, tay bị phồng rộp hoặc lạnh/nóng bất thường. Trong khi đó, đau cổ và vai xuất hiện do tư thế sử dụng máy tính không đúng.

Từ lâu, hầu hết chúng ta đã quen sử dụng chuột trên laptop, hoặc chuột và bàn phím tặng theo máy tính (thường là dòng rẻ tiền). Tuy nhiên một số game thủ sẽ đầu tư những sản phẩm cao cấp như chuột chơi game, bàn phím cơ để tăng cường trải nghiệm và hiệu suất.

Các sản phẩm trên được thiết kế chăm chút, sở hữu chất lượng cao với mục đích sử dụng lâu dài. Đó chính là thứ mà mọi người dùng máy tính cần, không chỉ riêng game thủ.

Kích cỡ và kiểu dáng chuột

Yếu tố tiên quyết đầu tiên để chọn chuột máy tính là nó phải hợp về mặt kích cỡ và hình dáng, bởi ngoài bàn phím, chuột là thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong ngày. Nếu một con chuột không phù hợp về kích cỡ hay kiểu dáng sẽ làm nảy sinh những vấn đề sức nghiêm trọng cho đôi bàn tay.

Để lựa chọn chuột, đầu tiên phải để ý đến kích cỡ tay của mình, rồi tùy thuộc vào đó mà chọn kích cỡ chuột cho phù hợp. Nếu thường xuyên phải sử dụng thì nên chọn chuột máy tính có độ cao trên 3cm cho việc thao tác dễ dàng hơn, giảm cảm giác mỏi cổ tay. Bên cạnh đó, hãy chọn những con chuột máy tính có dáng ôm lòng bàn tay.

Mua chuột máy tính sao cho phù hợp để không gây hại cho ngón tay và mục đích sử dụng. (Ảnh minh họa)

Thói quen sử dụng chuột

Một yếu tố khác cần quan tâm khi chọn chuột máy tính là thói quen sử dụng, vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận và sự thuận tiện trong quá trình thao tác. Có 3 cách sử dụng chuột thường thấy nhất như:

Palm grip: Đặt cả bàn tay ôm trọn lấy chuột. Lựa chọn chuột máy tính cho những bạn thuộc trong tuýp người dùng này là các loại chuột to, có thân dài và trọng lượng phân bố đều.

Claw grip: Cầm chuột tiếp xúc bằng 6 điểm, bao gồm 5 đầu ngón tay và một ít ở lòng bàn tay, những ngón tay click chuột sẽ tào thành hình vòm. Với các dùng này, bạn nên chọn các dáng chuột to, phần đế cao hơn 3cm, dáng thon dài sẽ thuận tiện.

Fingertip grip: Dùng chuột toàn bộ bằng ngón tay, không tiếp xúc chuột với lòng bàn tay. Cách dùng này sẽ khiến tay bạn mau mỏi nên lời khuyên cho bạn là sử dụng loại chuột có thân nhỏ và nút bấm dài để thuận tiện cho thao tác.

Thoải mái

Ngoài kích thước, mức độ thoải mái do chuột mang lại cũng phụ thuộc vào hình dạng của nó. Hãy đảm bảo người dùng đã thử các mẫu trước khi chọn một con chuột có hình dạng khác so với chuột thông thường.

Lựa chọn các loại chuột phù hợp

Chuột có dây được cung cấp năng lượng từ máy tính, trong khi chuột không dây cần được cung cấp năng lượng từ pin. Nếu không thích ý tưởng thay pin hoặc chuột không hoạt động bình thường do pin yếu, người dùng nên tính đến chuột có dây.

Nếu bàn làm việc luôn ngổn ngang nhiều thứ, nhiều khả năng chuột có dây bị rối và hoạt động không được như bình thường. Trong những trường hợp như vậy, người dùng nên dùng chuột không dây.

Chuột cảm biến cơ Đây là loại chuột máy tính cơ bản nhất có gắn một viên bi ở mặt dưới và một con lăn. Tuy nhiên hiện nay, rất ít người dùng loại chuột này vì đã có những lựa chọn hiện đại và tốt hơn.

Chuột quang LED là loại chuột khá phổ biến với một đèn LED được trang bị bên dưới chuột sẽ chiếu xuống bề mặt bên dưới.

Chuột laser đây là loại chuột có nguyên tắc hoạt động tương tự như chuột quang LED, nhưng độ nhạy cao hơn và sử dụng được trên nhiều bề mặt hơn. Hiện tại giá của chuột cảm biến cơ rẻ nhất, rồi đến chuột quang LED, sau đó là chuột laser. Vậy nên tùy theo điều kiện và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Độ bền của chuột

Nói chung, chuột có dây có khả năng tồn tại lâu hơn chuột không dây do thiết kế ít phức tạp hơn. Đơn giản như chuột không dây luôn đi kèm với thiết bị thu, vốn cần được kết nối vào cổng USB trên máy tính. Thiết bị thu này dễ bị hỏng hoặc thất lạc, và lúc này chuột sẽ không sử dụng được mà cần phải thay thế.

Có nên mua chuột lập trình?

Chuột lập trình cung cấp thêm các nút có thể được lập trình theo lệnh của người dùng, giúp tạo lối tắt cho họ. Nếu sử dụng các phần mềm văn phòng như Word và Excel nhiều, việc lập trình một trong các phím của một hàm trong Word và Excel sẽ giúp công việc của người dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Các nút có thể lập trình cũng hữu ích trong việc duyệt internet bình thường. Người dùng có thể lập trình một trong các nút làm nút quay lại và một nút làm nút tiến tới, do đó chỉ cần nhấp vào chúng trên chuột để thực hiện thao tác của mình.

Theo VietQ

Link gốc : https://vietq.vn/cach-chon-chuot-may-tinh-dung-tieu-chuan-va-muc-dich-su-dung-d208113.html

Bạn đang đọc bài viết Cách chọn chuột máy tính đúng tiêu chuẩn để tránh mắc chứng ống cổ tay tại chuyên mục Tiêu dùng thông minh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tiêu dùng thông minh