Cơ thể cần chất béo nhưng chất béo rất giàu calo. Một gam chất béo cung cấp cho cơ thể đến 9 calo trong khi một gam chất đạm hay một gam tinh bột chỉ cung cấp cho cơ thể 4 calo. Vì thế, cần xác định lượng chất béo cung cấp cho cơ thể sao cho hợp lý.
Mỗi loại dầu ăn chứa các thành phần hóa học khác nhau. Một số loại phù hợp với những món xào, một số phù hợp với đồ chiên, rán trong khi một số khác phù hợp hơn với việc trộn sa lát.
Không thể phủ nhận vai trò của các loại dầu ăn trong quá trình chế biến tuy nhiên không phải loại dầu ăn nào cũng tốt cho sức khỏe.
Dầu hạt nho
Dầu hạt nho thường được biết đến là chứa một hàm lượng vitamin E và chất béo bão hòa tốt cho sức khỏe. Suốt hàng ngàn năm qua, hạt nho bị xem như một lại phế phẩm bị bỏ lại. Tới khi tạo ra dầu hạt nho, nó lại cung cấp một nguồn thực phẩm mới cũng như có ích trong sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên dầu hạt nho lại có rất nhiều axit béo Omega-6. Nếu bổ sung quá nhiều axit béo Omega 6 sẽ mang đến những tác dụng phụ như: Đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp… Dù chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này thì cũng nên hạn chế sử dụng dầu hạt nho hoặc phải có tham vấn của chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Ngoài ra, dầu hạt nho không tốt ở nhiệt độ cao nên để an toàn thì chỉ nền dùng như một loại nước sốt salad, nước sốt các món nướng hơn là dùng để chiên, xào.
Có nhiều loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Dầu hạt cải
Dầu hạt cải đã được chứng minh có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đầu tiên, trong dầu hạt cải có chứa chất béo chuyển hóa, loại chất béo có hại gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân có thể đến từ quá trình xử lý mùi ở dầu thực vật gây ra. Một vài tác hại của dầu hạt cải có thể kể đến là gây ảnh hưởng tới trí nhớ và tim mạch. Một nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng dầu hạt cải ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các chất gây nên các vết sưng đỏ trên cơ thể. Không chỉ vậy, sử dụng dầu hạt cải có liên hệ với triệu chứng rối loạn chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, béo phì và có thể dẫn tới các bệnh về tim.
Dầu hạt ngô
Dầu ngô là một loại thực phẩm phổ biến. Tuy nhiên, dầu ngô lại chứa axit omega-6 và có thể sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe ở nhiệt độ cao. Dầu ngô được cho là gây ra tổn thương cho gan, béo phì và bệnh tim mạch. Những chất độc sinh ra trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao được cho là ảnh hưởng tới hóc môn, thần kinh và cơ bắp con người.
Tránh sử dụng dầu ô liu trong những trường hợp nào?
Những trường hợp sau không nên sử dụng dầu ô liu: Không sử dụng dầu ô liu để làm mềm ráy tai. Dầu ô liu có tác dụng chống viêm rất tốt, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng dầu ô liu trong trường hợp mắc viêm tai giữa đặc biệt là ở trẻ em. Dị ứng với các thành phần có trong dầu ô liu. Hạn chế sử dụng đối với các bà mẹ mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, dầu ô liu cũng chưa được chứng minh tác dụng trong một số trường hợp như: Những nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng hỗn hợp mật, sáp ong và dầu ô liu có thể có tác dụng trong cải thiện da bị chàm. Tuy nhiên vai trò của dầu ô liu trong phương pháp này rất hạn chế.
Tăng cường trí nhớ và tư duy: Không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên những phụ nữ trung niên sử dụng dầu ô liu nấu ăn dường như có sự cải thiện về mặt tư duy nhận thức so với những người sử dụng loại dầu ăn khác.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Uống tinh dầu chiết xuất từ lá cây ô liu không giúp ngăn ngừa bệnh cúm.
Đau nửa đầu: Uống dầu ô liu hàng ngày trong 2 tháng có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào xác nhận nguồn thông tin này.