Những ưu việt của công nghệ thu phí tự động không dừng - ETC
Thu phí tự động (ETC) là công nghệ hiện đại được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...
Công nghệ này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tiết kiệm nhiên liệu và thời gian của chủ xe - tránh ùn tắc; giảm thiểu sụt lún mặt đường; hạn chế dùng tiền mặt; giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bên cạnh đó, công nghệ ETC cũng giúp nhà đầu tư BOT tiết kiệm chi phí in ấn - giảm chi phí nhân sự đồng thời tránh thất thoát.
Công nghệ Electronic Toll Collection (viết tắt: ETC) là lắp đặt trạm thu phí tự động - không dừng trên các trục Quốc lộ, đường cao tốc bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại. Hiện nay, các nhà đầu tư ở nước ta đang áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification). Đây là công nghệ sử dụng sóng Radio để nhận diện tự động thông qua thẻ định danh Etag, được dán trên kính lái hoặc đèn pha của xe ô tô.
Công nghệ ETC giúp phương tiện di chuyển qua trạm thu phí mà không phải dừng - giữ được tốc độ lưu thông ổn định với độ chính xác cao. Khách hàng (chủ xe, tài xế) chỉ cần tạo tài khoản “ví điện tử” thông qua các nhà cung cấp và sử dụng dễ dàng, thuận tiện.
Tuy nhiên, do năng lực - kinh nghiệp mà các nhân viên Cty TNHH thu phí tự động VETC (Cty VETC) thao tác - vận hành không chính xác dẫn đến việc nhiều phương tiện đăng ký, nạp tiền, đi vào đường dành riêng ETC không nhận được tín hiệu, phải lùi lại dẫn đến cảnh tắc nghẽn hàng trăm mét. Điều này là phiền toái và rất dễ xảy ra TNGT liên hoàn cho nhiều phương tiện đang di chuyển tốc độ cao ở phía sau.
Trong ảnh, một nhân viên của Cty VETC tại Phù Chẩn - Từ Sơn - Bắc Ninh đang yêu cầu một tài xế cho xe lùi lại để "mắt thần của VETC nhận diện lại". Khi không nhận diện được thẻ định danh trên xe thì chủ xe phải cho xe sang làn bên cạnh để mua vé thủ công - truyền thống. |
Một nhà điều hành trong tổng số khoảng 40 căn của VETC gần các trạm BOT. Văn phòng này được xây dựng sai phép, xây kiên cố trên đất nông nghiệp (PV). Bên cạnh là ngổn ngang rác thải, cây cối um tùm, rất mất mỹ quan đô thị. |
Văn phòng điều hành của Cty TNHH thu phí tự động VETC trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, được đặt trên địa bàn xã Phù Chẩn - Từ Sơn - Bắc Ninh. Nhà điều hành này được xây kiên cố (đổ beton móng cao gần 2m), dựng trên đất nông nghiệp, theo nhiều người dân sống ở đây phản ánh: công trình này được xây "chui", chính quyền "làm ngơ" |
Công ty thu phí VETC: Nói một đằng - làm một nẻo!
Trên website chính thức của Cty VETC, Hội đồng quản trị "vẽ" lên các tầm nhìn - sứ mệnh: văn minh, số 1 Việt Nam... Nhưng trên thực tế, kỹ thuật vận hành - quản trị "lởm khởm" và kỹ năng chăm sóc khách hàng "cùi bắp" chính là lý do cộng đồng mạng đang "dậy sóng".
Nhân viên CSHK của Cty VETC tại trạm BOT Phù Chẩn (sáng 08/3/2021) không mặc đồng phục, không đeo bảng tên, trao đổi với khách hàng không có văn hóa giao tiếp. |
Văn hóa của Cty VETC được quảng cáo trên website chính thức |
Cô nhân viên này không những không giải thích mà gây khó dễ cho "bác tài" muốn hủy bỏ dịch vụ để chọn nhà cung cấp khác. Điều này trái ngược hoàn toàn khi CSKH đến khởi tạo: "...trải nghiệm sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp mà VETC mang lại..." |
Nếu muốn chọn nhà cung cấp tương tự (VD: Epass của Viettel) thì khách hàng phải được VETC hủy toàn bộ dữ liệu hệ thống. Để được hủy dịch vụ của VETC, thì "bác tài nào cũng phải quay lại nhà chỉ huy bên kia để làm thủ tục". Như vậy, lỗi kỹ thuật là lỗi chủ quan do VETC, ngoài việc khiến khách hàng mất nhiều thời gian, rủi ro va chạm hoặc TNGT thì tài xế này còn phải trả 03 lần vé qua trạm BOT này (tổng 105.000 VNĐ) để được hủy dịch vụ. Đây là điều cực kỳ phí lý và nhiêu khê (PV)
Mặc dù cả nước, các ngành đoàn thể và người dân đang chung tay phòng chống Covid-19 bằng việc đeo khẩu trang thì tại thời điểm tác nghiệp, có 1/2 số nhân viên của Cty VETC không đeo khẩu trang khi giao dịch trực tiếp ở cự ly gần với khách hàng. |
Các nhân viên kỹ thuật trong nhà chỉ huy cũng không mặc đồng phục, không có biển hiệu- chức danh. Một tác phong không chuyên nghiệp, không thể làm hài lòng khách hàng dù là dễ tính nhất. |
Hai nữ nhân viên làm việc trong "lô cốt giữa cánh đồng" |
Một điều đáng báo động, khi tìm hiểu về Cty VETC qua website chính thức với tên miền được niêm yết: https://vetc.com.vn/bandothì bản đổ Tổ quốc Việt Nam lại không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
|
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản số 2516/BTTTT-TTDN gửi gửi tới các Bộ: Công an; Giao thông Vận tải; Công thương; Tài nguyên & Môi trường về việc xử lý hiện tượng lưu hành sản phẩm bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới Quốc gia.
Việc xử lý căn cứ vào Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 72 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Nghị định số 18 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Theo đó, việc sử dụng bản đồ Việt Nam không thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 18/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/4/2020...
Trụ sở chính của Cty VETC tại Tầng 1, Tòa nhà VPI, 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội dịp này thường xuyên đón tiếp các vị khách khó tính đến "khiếu nại" về dịch vụ |
Nhân viên tại "Tổng hành dinh" cũng vẫn tác phong, trang phục, kỹ năng không chuyên nghiệp như các nhân viên ở "công trường" |