Cụ thể, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đề xuất một số sửa đổi như sau trong “Quy tắc thực thi của Đạo luật về dán nhãn và quảng cáo thực phẩm”.
Theo đó, các sản phẩm thực phẩm có chứa chất Natri Nitrat, cần có thêm các cảnh báo phòng ngừa trong phần mô tả thực phẩm để người tiêu dùng nắm được thông tin.
Mô tả “Thực phẩm dành cho mục đích ăn kiêng đặc biệt” trên nhãn các sản phẩm thực phẩm cần phải đổi thành “Thực phẩm dành cho mục đích y tế đặc biệt” hoặc “Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt”.
Nhãn các loại thực phẩm cần phải có đủ hai thông tin “Chỉ được bán đến ngày” và “Chỉ sử dụng trước ngày”; Nghiêm cấm việc ghi sai thông tin hoặc quảng cáo sai về thực phẩm khiến người tiêu dùng lầm tưởng về sản phẩm.
Một số thay đổi được đề xuất gồm các qui định chủ yếu được sửa đổi liên quan tới ghi nhãn thực phẩm được chia nhỏ hoặc đóng gói như thông tin về “vật liệu bao gói” được bổ sung và qui định liên quan tới thông tin ghi nhãn có thể thay đổi được.
Bên cạnh đó, thông tin về việc nội dung “sản phẩm không chứa caffeine” sẽ được cho phép ghi nhãn đối với “trà và các sản phẩm từ trà” nếu hàm lượng caffeine được loại bỏ hơn 90%. Đối với nước tương hỗn hợp, tất cả thành phần của nước tương hỗn hợp phải được công bố trên bề mặt hiển thị chính. Đối với các phụ gia thực phẩm, bao gồm cả chất khử trùng dụng cụ bếp, phải công bố ngày bán và ngày sản xuất.
Cùng thời điểm, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cũng đã có thông báo về phương thức kiểm tra hồ sơ đối với cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đây là phương thức kiểm tra lâm thời thực hiện trong năm 2020 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới. Theo đó, bên cạnh phương thức nộp hồ sơ theo hướng dẫn trước đây của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tự chuẩn bị và nộp hồ sơ theo danh sách yêu cầu của MFDS.
Một hệ thống nộp hồ sơ trực tuyến cũng được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp hồ sơ, trao đổi thông tin giữa MFDS và doanh nghiệp.