Điều nói đầu tiên khi nhìn vào thức tế của Dự án nước sạch này ai cũng phải giật mình bởi “Dự án nước sạch những không phải “nước sạch”.
Nguồn nước sạch được khai thác, bơm hút lên cho người dân sử dụng được gọi là “nước sạch” có vị trí gần với nghĩa địa thôn Bá Lam, xã Thanh Cao. Máy hút bơm nước kém chất lượng, hoen rỉ sắt, hôi thối. Có thể nói những ai nhìn thấy, môi trường xung quanh trạm bơm hút nước (thôn Bá Lam) mới thấy rùng rợn như thế nào.
Nhiều người dân tại xã Thanh Cao chua xót khi thấy Nhà nước bỏ ra hơn 12 tỷ đồng và cộng với không ít công sức, tiền bạc của người dân ở xã Thanh Cao đóng góp để xây dựng một trạm bơm có giếng khoan rộng chừng 3m2; một số thiết bị dây điện, ống dẫn nước kém chất lượng và cuối cùng trở thành hoang phế.
|
Người dân nơi đây ví von bể chứa nước to bằng "lỗ chân trâu" |
Được biết, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình là chủ đầu tư của dự án nước sạch này. Công trình dự án này được người dân nơi đây ví von to bằng “mắt muỗi” mà phải tốn đến tận 10 năm mới hoàn thành và được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, từ tháng 10/2006 – 12/2010, kinh phí dự toán xây dựng hơn 2,7 tỷ đồng; giai đoạn hai từ tháng 12/2013 -12/2016, kinh dự toán xây dựng 9,5 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự toán hơn 12 tỷ đồng.
Được biết, sau khi Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện xong dự án này, UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản giao cho UBND xã Thanh Cao quản lý, khai thác sử dụng.
Sau đó, UBND xã giao cho Công ty Môi trường xanh Đại Dương vận hành và thu phí.
Theo ông Phạm Văn Canh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Cao, Dự án nước sạch do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai còn thực hiện các bước thăm dò hay quy trình thực hiện xã không nắm được.
Giai đoan 1 dự án này đã xây dựng xong và lắp đặt các thiết bị nhưng chưa đưa vào đã sử dụng đã bị hoen rỉ, hỏng hóc. Sau đó giai đoạn 2 thì vẫn nguyên công trình như hiện nay không xây mới, không xây thêm, chỉ có thay thế từ ống kẽm sang ống nhựa và một số thiết bị nhỏ khác mà số tiền lên đến 9,5 tỷ đồng.
|
Máy trạm bơm "nước sạch" hoen rỉ, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. |
“Dự án này đưa vào sử dụng hơn 1 năm thì lại bị hỏng, xuống cấp và nguồn “nước sạch” ở gần với nghĩa địa nên có nhiều hộ dân đăng ký xong không dám sử dụng. Do không đủ tiền để duy tu, bảo trì nên hiện nay dự án bỏ hoang hóa, hư hỏng”, ông Phạm Văn Canh, cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khi đưa dự án này đưa vào sử dụng người dân phải bỏ tiền ra mua “nước sạch” này 5 nghìn đồng/m3. Nhà nước mất hơn 12 tỷ đồng và cộng với người dân đóng góp nhiều ngày công lao động để thực hiện dự án này quy đổi thành tiền lên đến hơn một tỷ đồng và phải bỏ tiền mua đồng hồ đo nước, tổng giá trị lên đến nhiều tỷ đồng. Đổi lại số ít người dân được sử dụng cái được gọi là nguồn “nước sạch” hơn một năm thì dự án hư hỏng, bỏ hoang hóa.
Chưa biết có dấu hiệu tham nhũng hay không, nhưng việc đắp chiếu dự án này thì khó tránh khỏi lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Báo pháp luật