Hà Nội, Chủ nhật Ngày 08/09/2024

Chuyển dịch năng lượng là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.

Thanh Nga - Thùy Linh 08:27 28/06/2024

Chuyển dịch năng lượng đóng vai trò then chốt và mang tính quyết định trong cuộc chiến toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam,...

Chiều 27/6, tại Hà Nội, diễn đàn “Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024” do Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ Năng lượng - Môi trường Hà Nội 2024.

Để hướng tới không gây ô nhiễm carbon trong thời gian ngắn và không phát thải khí nhà kính vào giữa thế kỷ này, năng lượng gió phải tăng cường đóng góp vào sản xuất điện từ mức thâm nhập toàn cầu 5% hiện nay lên khoảng 35% - 50% hoặc hơn nữa trong nhu cầu điện tương lai của hệ thống năng lượng toàn cầu.

Ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, cho biết: "Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045".

Việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tối ưu hóa về nguồn cung, các hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng hiện có, việc đầu tư, phát triển các giải pháp năng lượng mới cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Theo như dự báo cho thấy, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15%; nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8 - 10%/năm trong những năm tới.

Dự báo của các nhà quan sát năng lượng hàng đầu cho biết, ngành điện sẽ dựa vào nguồn điện tái tạo, sự phát triển năng lượng tái tạo dự kiến sẽ được phân bổ phần lớn cho năng lượng gió và năng lượng năng lượng mặt trời.

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tối ưu hóa về nguồn cung, các hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng hiện có, việc đầu tư, phát triển các giải pháp năng lượng mới cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ông Philipp Munzinger, Giám đốc chương trình "Hỗ trợ năng lượng - GIZ" (Cộng hòa Liên bang Đức) tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Tại sự kiện, ông Philipp Munzinger, Giám đốc chương trình "Hỗ trợ năng lượng - GIZ" (Cộng hòa Liên bang Đức) tại Việt Nam cũng khẳng định nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đã và đang là động lực quan trọng cho chuyển dịch năng lượng. Ông cũng đưa ra dự báo, điện mặt trời và gió dự kiến sẽ chiếm phần lớn trong các nguồn bổ sung công suất điện trong bối cảnh chi phí phát điện và giá điện phát từ các nguồn tái tạo ngày càng cạnh tranh hơn.

Toàn cảnh sự kiện

Một số doanh nghiệp có mặt tại diễn đàn cũng chia sẻ: "Việc áp dụng thành công, hiệu quả mô hình chuyển dịch năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; vai trò và định hướng của các doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, phát triển năng lượng tái tạo, kinh nghiệm hợp tác và chuyển giao công nghệ, cùng các đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng thành công ở Việt Nam".

Phiên Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024.

Diễn đàn diễn ra 2 phiên thảo luận với các chủ đề: "Chuyển dịch năng lượng trên thế giới và hiện trạng tại Việt Nam", "Doanh nghiệp Việt Nam và chuyển dịch năng lượng". Các diễn giả tham gia đã tập trung trao đổi về chính sách và chương trình hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam giai đoạn tới; cung cấp thông tin về xu hướng phát triển công nghệ mới trong ngành năng lượng trên thế giới.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển dịch năng lượng là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. tại chuyên mục Tin tức 24h qua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức 24h qua