Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 20/04/2024

Vì sao các ngân hàng 'né’ lên sàn chứng khoán?

TDVN 15:50 11/02/2020

Đến nay mới chỉ có 17 ngân hàng đã niêm yết trên hai sàn chứng khoán và giao dịch trên UPCoM. Số ngân hàng còn lại chưa lên sàn chứng khoán dù yêu cầu được đặt ra cách đây 7-8 năm.

17 ngân hàng lên sàn

Theo Đề án Cơ cấu lại Thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến 2025, đến hết năm 2020 toàn bộ NH niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).

Hiện trong 31 ngân hàng đang hoạt động có 17 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX, HOSE và đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Cụ thể 10 ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE gồm: Ngân hàng Vietcombank (HOSE: VCB); Ngân hàng VietinBank (HOSE: CTG); Ngân hàng BIDV (HOSE: BID); Ngân hàng Quân đội MB (HOSE: MBB); Ngân hàng Eximbank (HOSE: EIB); Ngân hàng Sacombank (HOSE: STB); Ngân hàng Techcombank (HOSE: TCB), Ngân hàng HDBank (HOSE: HDB); Ngân hàng TPBank (HOSE: TPB) và VPBank (HOSE: TPB).

3 ngân hàng niêm yết trên HNX gồm: Ngân hàng ACB (mã cổ phiếu: ACB); Ngân hàng SHB (mã cổ phiếu SHB) và NCB (mã cổ phiếu NVB).

4 ngân hàng giao dịch trên UPCoM là LienVietPostBank (mã cổ phiếu: LPB); Ngân hàng VIB (mã cổ phiếu: VIB); Ngân hàng VietBank (mã cổ phiếu VBB); Ngân hàng BacABank (mã cổ phiếu: BAB).

Empty

Trước đây, theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ), niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên TTCK là một trong các giải pháp đã được yêu cầu thực hiện để củng cố và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với các thông lệ chuẩn mực quốc tế.

Từ năm 2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hối thúc các NHTMCP đại chúng lên sàn để tăng cường kiểm soát và bóc tách tình trạng sở hữu chéo. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN buộc các NHTM phải niêm yết.

Qua 3 lần đốc thúc niêm yết của NHNN trong giai đoạn 2011-2015, hàng loạt NHTM lớn nhỏ lên kế hoạch niêm yết, nhưng cuối cùng chỉ duy nhất BIDV niêm yết.

Cuối năm 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 180/2015 yêu cầu các công ty đã là công ty đại chúng và công ty đại chúng đã hủy niêm yết trước thời điểm thông tư này có hiệu lực, phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch và đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM vào cuối năm 2016. Các đối tượng này bao gồm cả các NHTM.

Trong năm 2019, chỉ có VietBank chính thức giao dịch trên sàn UPCoM. Để hoàn thành mục tiêu toàn bộ NHTM lên sàn trong năm nay, cần phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc người đứng đầu ngân hàng chây ì lên sàn.

Vì sao ngân hàng chưa lên sàn?

Theo lý giải của hầu hết các nhà băng lỗi hẹn với việc đưa cổ phiếu lên sàn, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường không thuận lợi.

Trước đó, Sở GDCK TP HCM (HOSE) thông tin đã nhận hồ sơ niêm yết gần 1,175 tỷ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB). MSB là ngân hàng đầu tiên nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE trong năm 2019.

Trong năm nay, Nam A Bank và OCB cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Chủ tịch HĐQT OCB - ông Trịnh Văn Tuấn cho hay, OCB sẽ không giao dịch cổ phiếu trên UPCoM, mà sẽ niêm yết ngay trên HOSE.

‘Né’ lên sàn chứng khoán, nhiều ngân hàng không muốn minh bạch?

‘Né’ lên sàn chứng khoán, nhiều ngân hàng không muốn minh bạch?

Theo lãnh đạo OCB, việc niêm yết cần chọn thời điểm thích hợp để khi lên sàn giá cổ phiếu tăng, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các cổ đông. Hiện giá cổ phiếu OCB đang giao dịch trên thị trường tự do ở quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu.

Chia sẻ kế hoạch niêm yết trong thời gian tới, ông Tuấn thông tin, OCB sẽ niêm yết trong năm 2020 khi thị trường chứng khoán thuận lợi hơn và trước đó sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.

Theo lãnh đạo OCB, việc niêm yết cần chọn thời điểm thích hợp để khi lên sàn giá cổ phiếu tăng, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các cổ đông. Hiện giá cổ phiếu OCB đang giao dịch trên thị trường tự do ở quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu.

Chia sẻ kế hoạch niêm yết trong thời gian tới, ông Tuấn thông tin, OCB sẽ niêm yết trong năm 2020 khi thị trường chứng khoán thuận lợi hơn và trước đó sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Nam A Bank đã trình cổ đông thông qua kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại và niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức, song đến thời điểm này vẫn chưa có động tĩnh mới.

Thực tế, Nam A Bank đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 24/10/2018 để chuẩn bị giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, nhưng sau đó thông báo thay đổi ngày chốt danh sách cổ đông.

Theo các chuyên gia trong ngành, việc các ngân hàng không muốn giá cổ phiếu của mình dưới mệnh giá khi niêm yết nên phải chọn thời điểm giá cao để lên sàn cũng dễ hiểu.

Tin tức Việt Nam

Link gốc : https://tintucvietnam.vn/ne-len-san-chung-khoan-nhieu-ngan-hang-khong-muon-minh-bach-d231394.html

Bạn đang đọc bài viết Vì sao các ngân hàng 'né’ lên sàn chứng khoán? tại chuyên mục Chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chứng khoán