Hà Nội, Thứ Ba Ngày 19/03/2024

Cần có chế tài hành chính xử phạt vi phạm hoạt động từ thiện

TDVN 16:48 20/01/2022

Sau hơn 1 tháng đi có hiệu lực, Nghị định 93/2021/NĐ-CP ra đời đáp ứng tình hình thực tiễn, bên cạnh những điểm mới, vẫn còn một số vấn đề cần phải lưu ý.

Ngày 27/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghị định ra đời trong bối cảnh sau nhiều vụ việc phức tạp liên quan tới việc các cá nhân, nghệ sĩ làm từ thiện, gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều và những ảnh hưởng không tốt trong xã hội, đặc biệt là trên các kênh của mạng xã hội

Sau hơn một tháng có hiệu lực kể từ ngày 11/12/2021, quy định pháp luật này được đánh giá có tính toàn diện hơn so với Nghị định 64/2008/NĐ-CP trước đó. Tuy nhiên, vẫn cần phải có nhiều lưu ý trong quá trình thực hiện.

Trước bối cảnh đó, tổ chức Oxfam Việt Nam tổ chức hội thảo tăng cường minh bạch và hiệu quả trong hoạt động cứu trợ và từ thiện tại Việt Nam.

Nội dung chính thảo luân đến kết quả, hạn chế, bất cập trong hoạt động cứu trợ, từ thiện ở Việt Nam trong thời gian qua và giới thiệu nội dung của Nghị định 93/2021/NĐ-CP.

Hoạt động từ thiên cần diễn ra công khai minh bạch

Thực hiện công khai minh bạch

Để hiểu rõ hơn về mặt pháp lý, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NHQuang và cộng sự đã có thông tin chi tiết về nội dung của nghị định.

Theo đó, quá trình từ thiện phải trải qua các bước như vận đông tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ, phân phối tài trợ, các khâu đều cần phải diễn ra chặt chẽ, công khai.

Trong quá trình vận động tài trợ, ông Lập nhấn mạnh: “Cần lưu ý kênh thông tin vận động tài trợ, các tổ chức có trang thông tin điện tử phải công bố công khai thông tin.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, qua các cơ quan chính quyền là những kênh phù hợp để vận đông tài trợ”.

Bên cạnh đó, điều kiện khởi động vận động tài trợ cần phải có văn bản thông báo.

Đối với quỹ từ thiện được thành lập hợp pháp, có tôn chỉ mục đích, và chỉ được thực hiện trong phạm vi mình đăng ky), liên hệ với Ban vận động ở từng cấp (thường là Mặt trận Tổ quốc) để thực hiện.

Việc tiếp nhận tiền phải mở tài khoản tại kho bạc, ngân hàng thương mại.

Ở đây luật sư đư ra lời khuyên: “Tài khoản tiếp nhận hỗ trợ cần là tài khoản mở riêng với mục đích từ thiện, không nên là tài khoản hoạt động hằng ngày để có thể hoạch toán.

Đối với hiện vật, tiền mặt nên có các biện nhận rõ ràng khi nhận, chỉ được tiếp nhận trong thời hạn công bố, sau đó thì không được tiếp nhận”.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều tổ chức từ thiện trên cả nước



Quá trình phân phối tài trợ là một trong những khâu cần được quan tâm nhất, bởi đây là quá trình tiền hỗ trợ có đến tay đúng người hay không.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập bày tỏ: “Tổ chức cá nhân có thể phân phối các khoản đóng góp qua các kênh trực tiếp cho các địa chỉ đã cam kết.

Nếu không trực tiếp phân phối, có thể thông qua các ban vân động để thực hiện. Nhưng phải cho các địa chỉ đã được yêu cầu”.

Trong trường không có địa chỉ đã cam kết, ban vận động có thể phân phối cho các trường hợp cần thiết. tuy nhiên cần làm rõ minh bạch vấn đề này.

Đối với quỹ từ thiện, khi phân phối phải thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ của mình, đúng với lĩnh vực phụ trách và thông báo cho Mặt trận Tổ quốc nơi tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, yêu cầu chung cho tất cả đối tượng là từ thiện, cần phải thông báo và phối hợp với UBND địa phương. Việc phối hợp diễn ra với các hình thức khác nhau, và cần có sự thông nhất.

Khi thực hiện như vậy, trách nhiệm không chỉ ở các cá nhân tổ chức mà UBND cũng có vai trò trong quá trình thực hiện.

Từ thiện nếu không làm đúng sẽ gây ra những phản ứng không tốt


Trong khâu phân phối này, bà Lương Thị Mai Thanh, Giám đốc kiểm toán, Công ty kiểm toán Nexia STT đưa ra những lưu ý về thủ tục kế toán, tài chính.

Theo đó, “Trong quá trình diễn ra có rất nhiều hoạt động chi tiêu bằng tiền mặt, hiện vật để đảm bảo tính minh bạch cần có chứng từ hỗ trợ phù hợp.

Cần lập danh sách ký nhận của các bên liên quan (người hưởng lợi, đại diện UBND, đại diện vận động,…), có hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định”, bà Thanh cho biết.

Vẫn còn một số hạn chế

Nghị định 93 ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý quy định cụ thể trong các tình huống.

Tuy nhiên, theo ông Lập, chưa có quy định xử phạt hành chính được ban hành kèm theo nếu các cá nhân, tổ chức không được tuân thủ đầy đủ các quy định đưa ra. Nếu không có chế tài xử phạt hành chính, rất dễ phải áp dụng các chế tài hình sự.

Ở đây, luật sư cũng nêu ra rằng trong thời gian vừa qua có nhiều trường hợp nên để các cơ quan hành chính tổ chức kiểm tra sẽ phù hợp hơn là cần có sự tham gia của cơ quan tố tụng hình sự.

“Nếu áp dụng chế tài hình sự sẽ có 3 tội danh: tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; tội lợi dung chức vụ quyền hạn để trục lợi.

Đây đều là những tội danh rất nghiêm trọng và dẫn đến hậu quả pháp lý nặng đề”, ông Lập bày tỏ.

Cần có đề xuất để có những chế tài hành chính phù hợp, vì trong quá trình thực hiện rất dễ vi phạm nếu không hiểu rõ các quy định.

Nghị định 93/2021/NĐ-CP bao gồm 2 Chương, 27 Điều với phạm vi điều chỉnh quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Cũng như các khoản hỗ trợ từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, từ ngân sách của địa phương này ủng hộ cho địa phương khác để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này.

Theo Người Đưa Tin

Link gốc : https://www.nguoiduatin.vn/can-co-che-tai-hanh-chinh-xu-phat-vi-pham-hoat-dong-tu-thien-a540633.html

Bạn đang đọc bài viết Cần có chế tài hành chính xử phạt vi phạm hoạt động từ thiện tại chuyên mục Kinh tế địa phương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Kinh tế địa phương