Tại vị trí Cầu Cạn số 1, Km 71 + 270.00 xuất hiện sạt lở. |
Mọi vấn đề đã được khắc phục?
Như nội dung thông tin ở bài viết trước, dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thành viên của Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư (CĐT) dù mới chỉ được đưa vào khai thác chưa lâu nhưng đã xuất hiện một số “lỗi” như: Sạt lở; Lỏng – mất ốc; Nứt giải phân cách; Các làn đường có sự vênh về độ cao, thấp...
Đồng thời, theo phản ánh dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn khiến người dân “dở khóc, dở cười” khi mà hầm chui thì thấp, khiến ngập nước thường xuyên; Một số vị trí thửa ruộng thuộc đất trồng lúa của dân khó hoặc không sản xuất được do dự án đổ đất lấn hết đường vào. Còn một số khu vực ruộng chỉ bị thu hồi một nửa, nhưng số còn lại người dân cũng không gieo, trồng được do đất dự án sạt xuống.
Liên quan tới vấn đề này ông Vũ Minh Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn khẳng định: “Hầm chui xây dựng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Trong quá trình thi công có một số vị trí công chui, hầm chui dân sinh do mưa nên bị ngập nước. Đúng, điều này tôi khẳng định có, ở huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lạng Giang mỗi nơi có một vài vị trí. Tuy nhiên, khi xảy ra vấn đề chủ đầu tư đã cho họp các bên và đưa ra phương án để khắc phục ngay. Đến thời điểm tháng 11, tháng 12/2019 khi hội đồng nghiệm thu nhà nước nghiệm thu công trình thì vấn đề này đã không còn, chủ đầu tư đã xử lý, khắc phục hoàn toàn trước khi đưa vào khai thác”.
Một trong số vị trí hầm chui được phản ánh thấp dẫn đến bị ngập nước khi mưa. |
Ông Hoàng cũng giải thích thêm, đối với đường cao tốc BOT Bắc Giang – Lạng Sơn là đường cao tốc chạy qua miền núi, đường đi ở mỗi bán kính cong khác nhau và sườn đồi khách nhau. Do vậy, ở mỗi vị trí một khác, lúc thì nước tràn từ trái qua phải lúc tràn từ phải qua trái, lúc chạy song song hai bên và đều có có thể tràn vào bên trong lòng cống ảnh hưởng việc đi lại của người dân.
Chủ đầu tư đã thực hiện rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Ví dụ bố trí các rãnh ở hai bên làm sao nước mưa có thể thoát đi không đổ vào trong hầm.
“Đối với các thửa ruộng của người dân không cach tác được do quá trình thi công của dự án chủ đầu tư đã đề xuất với chính quyền đền bù cho dân hợp lý và đã thực hiện việc đền bù rồi. Đồng thời, một số vị trí người dân không thể canh tác được chủ đầu tư cũng lên phương án, đề xuất với chính quyền địa phương để thu hồi lại. Công tác giải phóng, thu hồi thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, khi có phương án bồi thường thì công ty cấp chi phí...”, ông Hoàng cho hay.
Các “lỗi” ... “không ảnh hưởng chất lượng công trình và ATGT”?
Vấn đề cao tốc BOT Bắc Giang – Lạng Sơn xuất hiện một số “lỗi” như: Sạt lở; Lỏng – mất ốc; Nứt giải phân cách; Mặt đường cao thấp giữa các làn... ông Đặng Tiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn lý giải: Việc sói mòn, sạt lở bờ kè... Theo thiết kế là đắp đất và sau này cỏ sẽ mọc lên, có tầng phủ thực vật khu đó mới giữ được đất nhỏ, mưa mới không bị trôi. Còn bây giờ có đắp bất kỳ đấu chặt gì đi nữa thì mưa xuống vẫn bị rửa trôi.
Theo đại diên chủ đầu tư sói mòn bờ kè là do cỏ chưa mọc và thiết kế không tính được độ thoát nước ưu tiên phương dọc. |
Vấn đề nứt trên giải phân cách bê tông, ông Thắng cho hay: Bê tông là chịu co giãn nhiệt theo thời gian, nhiệt độ. Tại một số vị trí thi công trên đó, chủ đầu tư đã có những đoạn xẻ ngắt để định hướng sau này có nứt sẽ nứt vào những vị trí đó. Tuy nhiên, trong quá trình thi công tại một số điểm nối giữa các phân đoạn bao giờ bê tông cũng có kết nối không thể bằng các vị trí liên tục. Do vậy sẽ xảy ra tình trạng ngót không đúng với vị trí đã định hướng (khe co). Vấn đề này khắc phục cũng đơn giản thôi, công trình BOT Bắc Giang – Lạng Sơn được bảo hành 03 năm, nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo hành công trình, khắc phục hư hỏng
Giải phân cách bị nứt. |
“Giải phân cách không phải kết cấu chịu lực chính, chỉ là mục tiêu, mục đích chắn sáng chống trói là chính giữa hai làn đường đi ngược chiều nên không phải là vấn đề lớn”, ông Thắng khẳng định.
Còn vấn đề Ốc vít lan can bị lỏng, mất, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn phan trần: Đây là vị trí tiếp giáp giữa phần đường và phần cầu, trước đây thiết kế có điều chỉnh lại. Đầu tiên thì không hề có tấm thép đuôi cá gắn vào đó, sau điều chỉnh thiết kế mới có. Trong quá trình thi công các bên có ý kiến bổ sung vào để cho chặt chẽ hơn, nối tiếp vào để tạo an toàn giao thông. Về mặt lưu thông, chất lượng công trình không vấn đề gì.
Ốc vít lan can vị trí thì bị mất, vị trí thì bị lỏng. |
Vấn đề thoát nước: Ở tại vị trí đó (Cầu cạn số 1, Km 71 + 270.00 – PV), phần gờ chắn sẽ có một đường dẫn nước. Tuy nhiên ở đầu cầu theo thiết kế là chưa có phần gờ chắn và hướng toát nước là ngang. Tuy nhiên theo hướng cầu, lên cầu có độ dốc và lúc này không thoát nước ngang mà là thoát nước dọc là chính.
“Trong thiết kế chưa đầy đủ, họ không tính được độ thoát nước ưu tiên phương dọc. Tôi cũng đã đề nghị bổ sung gờ chắn để dẫn nối tiếp ra phía sau, cái này có thể khác phục được không có vấn đề gì lớn cả”, ông Thắng khẳng định.
Ngoài ra, về độ cao thấp của làn đường, ông Thắng cho biết: Lớp tạo nhám siêu mỏng chỉ có trong phần xe chạy vì là giá trị nó lớn nên người ta tiết kiệm, giảm thiểu lãng phí nên chỉ ưu tiên phần làn xe chạy tốc độ cao, còn làn dừng đỗ khẩn cấp họ không làm. Trong thiết kế được duyệt chỉ làm như vậy thôi, lớp tạo nhám mỏng này có độ dày khoảng 2,5cm.
Ông Thắng khẳng định: “Theo đánh giá về mặt kỹ thuật những vấn đề như người dân phản ánh không ảnh hưởng đến chất lượng chung của công trình”.
Lớp tạo nhám siêu mỏng khiến các làn đường có sự vênh nhau về độ cao, thấp. |
Trước câu trả lời của hai vị lãnh đạo cấp cao của Chủ đầu tư chúng tôi thấy làm lạ bởi vấn đề gì cũng “không ảnh hưởng đến chất lượng công trình” dù cho trước đó có điều chỉnh thiết kế nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Nếu không ảnh hưởng đến chất lượng, đến an toàn giao thông thì cần gì phải điều chỉnh thiết kế?
Dự án đã đi vào khai thác thê nhưng trong thiết kế lại “không tính được độ thoát nước ưu tiên” dẫn đến sạt lở, sói mòn. Vậy, khi tiến hành nghiệm thu công trình các cơ quan chức năng có phát hiện ra không?
Một dự án được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế xã hội nhưng lại “tiết kiệm” khi chỗ thì lớp tạo nhám siêu mỏng được phủ toàn bộ (cả làn xe chạy, cả làn dừng đỗ khẩn cấp – PV), chỗ thì chỉ chỉ phủ ở làn xe chạy?
Phó Cục trưởng Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Ngô Lâm đã chỉ ra nhiều vấn đề tại dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn như: Tại nhiều điểm trên tuyến, rãnh thoát nước đã được thi công, nhưng đoạn rãnh chuyển tiếp để dẫn nước ra khỏi phạm vi nền đường vẫn chưa hoàn thiện, một số chỗ bê-tông rãnh không bảo đảm độ bằng phẳng và bị rỗ nhiều; nền đất tại vị trí sát rãnh không được đầm lèn chặt. Bề mặt mái ta-luy dương tại nhiều điểm trên tuyến chưa được tạo phẳng, nhưng nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện gia cố mái ta-luy là chưa tuân thủ quy định theo tiêu chuẩn áp dụng và biện pháp thi công được duyệt. Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8859:2011, bề mặt lớp cấp phối đá dăm sau khi thi công, nếu buộc phải cho phương tiện lưu thông, cần có biện pháp bảo vệ (phủ lớp đá mạt và lu nhẹ từ 2 đến 3 lần), tuy nhiên trên thực tế, các phương tiện giao thông vẫn chạy trực tiếp lên bề mặt lớp cấp phối đá dăm mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.
Theo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng, tại nhiều vị trí như Km 59 + 400, Km 63 + 200, Km 87 + 700,… có thành phần hạt nhỏ trong khoảng 4,75 đến 0,425 mm, không nằm trong đường bao tiêu chuẩn. Việc thi công lớp móng cấp phối đá dăm tại Km101+750 chưa tuân thủ theo biện pháp thi công được phê duyệt, chưa đủ chủng loại lu trong dây chuyền, chưa thực hiện tạo ẩm vật liệu trước khi rải cho nên đã xảy ra hiện tượng phân tầng. Tại Km 52+100, bề mặt lớp móng cấp phối đá dăm trước khi rải bê-tông nhựa bị lồi lõm và bong tróc. Tại Km 52+100, Km 106+700, công tác cố định ván khuôn chưa tốt cho nên thành bê-tông nhựa không bằng phẳng và khó đạt độ chặt tại vị trí tiếp giáp.
Ngoài ra, theo thiết kế hỗn hợp bê-tông nhựa P12,5, hàm lượng nhựa sử dụng ở sát cận dưới của tiêu chuẩn quy định, cho nên hàm lượng nhựa trong hỗn hợp bê-tông nhựa sẽ khó bảo đảm ổn định khi thi công đại trà. Theo kết quả kiểm định chất lượng, tại một số vị trí trên tuyến lớp bê-tông nhựa không đạt yêu cầu về chỉ tiêu độ rỗng dư (tại Km 63 +650, Km 106 + 640, Km 67 + 320); không bảo đảm độ chặt (Km 106 + 640) và thành phần hạt thoi dẹt,… "Ðặc biệt, trạm trộn bê-tông nhựa của nhà thầu Hòa Hiệp chịu ảnh hưởng bụi do bộ phận lọc bụi của trạm không tốt, ảnh hưởng chất lượng bê-tông nhựa. Bề mặt tại một số vị trí trên tuyến đã thi công xong lớp đá cấp phối gia cố nhựa (ATB), lớp bê-tông nhựa C19 rất bẩn do để phương tiện đi lại hoặc tập kết đất để trồng cỏ mái ta-luy. Việc này sẽ dẫn đến hệ lụy khó bảo đảm độ dính bám giữa các lớp bê-tông nhựa", Phó Cục trưởng Ngô Lâm nhấn mạnh.
Theo Hiệu Sản Phảm