Cá ngừ
Khi bạn ăn sushi, bạn mong muốn được ăn những con cá ngừ tươi sống nhất. Tuy nhiên, cá ngừ sống cũng có hàm lượng thủy ngân rất cao, có thể có tác dụng độc hại đối với hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Một nghiên cứu cũng cho thấy lượng thủy ngân khi ăn cá chín thấp hơn 40-60% so với cá sống.
Cà tím
Cà tím chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protid, cellulose, đường, chất béo vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, PP và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, phốt pho, magie, kali, mangan...
Cà tím có vị đắng khi ăn sống. Viện Viện Nghiên cứu Permaculture (Mỹ) cho biết trung bình một quả cà tím sống chứa khoảng 11 miligram solanin. Đây là loại alkaloid có thể gây độc nếu tiêu thụ một lượng đủ lớn. Người ăn cà tím sống có thể gặp hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy.
Trứng
Trứng sống hoặc chưa chín kỹ có thể chứa Salmonella. Đây là một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Người nhiễm khuẩn Salmonella có thể gặp các biểu hiện như co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu.
Bên cạnh đó, ăn trứng chưa chín còn làm giảm khả năng hấp thụ protein và biotin. Nó khiến bạn dễ thấy nôn mửa, chán ăn. Cách tốt nhất để ăn trứng là nấu chín kỹ.
Thịt bò, thịt heo, thịt gà
Ba loại thịt này khi còn sống rất dễ mang vi khuẩn Salmonella, E.coli và listeria gây tiêu chảy và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nếu ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kỹ, bạn rất dễ bị nhiễm bệnh. Các loại thịt này luôn phải đảm bảo được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu là 63 độ C. Khi ăn lẩu hoặc các món tương tự, bạn cần phải chờ cho thịt chín hẳn rồi mới vớt ra để ăn.
Sắn
Sắn tươi chứa một lượng lớn acid cyanhydric. Ăn sắn sống là bạn đang nạp chất độc gây nguy hiểm tính mạng vào cơ thể. Khi bị ngộ độc sắn, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, liệt cơ, mất tri giác... thậm chí tử vong.
Khi chế biến sắn, bạn cần bóc sạch vỏ, ngâm kỹ với nước trong một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn sắn nếu thấy vị đắng thì nên bỏ đi.
Hải sản sống
Các món hải sản sống, gỏi hải sản được nhiều người yêu thích vì nó tươi ngon và giữ được hương vị nguyên bản của thực phẩm. Tuy nhiên, đây là món ăn chứa cả "ổ" vi khuẩn. Do không được nấu chín ở nhiệt độ cao nên vi khuẩn trong thực phẩm sống không được tiêu diệt hoàn toàn. Đặc biệt là món hàu sống có thể chứa vi khuẩn "ăn thịt người" V.vulnificus có tỷ lệ tử vong rất cao. Dù bạn có ăn cùng chanh, mù tạt hay bất cứ loại gi vị nào khác cũng không thể loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng trong hải sản sống.
Hải sản nên được làm chín ở nhiệt độ tối thiểu 63 - 74°C để đảm bảo an toàn.
Khoai tây
Khoai tây sống có thể khiến người ăn bị nôn mửa, đau đầu, đặc biệt là khi ăn phải những củ khoai mọc mầm, vỏ chuyển màu xanh.
Do đó, bạn nên nấu khoai tây chín kỹ trước khi ăn. Ngoài ra, không nên ăn loại khoai tây chuyển màu xanh hoặc mọc mầm.
Giá đỗ
Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào hạt của các loại rau mầm sống như giá đỗ hay cỏ linh lăng ngay cả trước khi cây phát triển.
Vì vậy, giá đỗ sống không an toàn cho sức khỏe, đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
Sữa chưa tiệt trùng
Giáo sư Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill, Northwell Health, Mỹ cho hay sữa tươi nguyên chất chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn E. coli hoặc salmonella.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thống kê từ năm 1993 đến 2012, quốc gia này có 1.909 ca bệnh và 144 người nhập viện liên quan uống sữa chưa tiệt trùng chứa vi khuẩn.
Các loại đậu
Đậu tây sống có chứa phytohemagglutinin - loại protein thực vật kịch độc. Theo giáo sư Glatter, người ăn phải phytohemagglutinin có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.
Đậu lima chứa cyanogenic glycoside. Đây là chất độc tự nhiên có tác dụng bảo vệ thực vật. Khi chúng ta nhai sống đậu lima, độc dược này sẽ kết hợp enzym trong nước bọt và giải phóng chất hóa học gây chết người.
Đậu xanh không chứa độc tố. Nhưng khi chưa được nấu chín, chúng chứa hàm lượng lectin cao và gây các vấn đề tiêu hóa.
Hạnh nhân
Đây là loại hạt hỗ trợ tốt cho điều trị ho, co thắt cơ. Dù vậy, giáo sư Glatter cảnh báo hạnh nhân chưa được nấu chín chứa axit hydrocyanic. Khi ăn đủ lượng chất này, chúng ta có thể tử vong.
“7-10 hạt hạnh nhân sống là đủ đoạt mạng một đứa trẻ. Ở người lớn, nếu ăn 12-70 hạt, chúng ta sẽ tử vong”, ông Glatter nói.
Những thực phẩm ăn sống 'độc hơn thạch tín', thèm đến mấy cũng tránh cho xa
Khi nấu chín, các thực phẩm này trở thành món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sống nó có thể khiến bạn bị ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Link gốc : https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-an-song-doc-hon-thach-tin-them-den-may-cung-tranh-cho-xa-1766756.tpo
Bạn đang đọc bài viết Những thực phẩm ăn sống 'độc hơn thạch tín', thèm đến mấy cũng tránh cho xa tại chuyên mục Dư địa chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Mới đây, Ấn Độ gửi thông báo số G/TBT/N/IND/171 đến các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo quy định áp dụng cho thực phẩm có chứa chất tạo ngọt.
Đột quỵ là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao và để lại nhiều di chứng nặng nề. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm viên cốt lẩu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn tuy nhiên cần thận trọng lựa chọn vì dễ mua phải hàng trôi nổi.
Mì tôm được coi là thực phẩm ăn nhanh vô cùng tiện lợi nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu ăn mì tôm mỗi ngày sẽ gây ra nhiều tác hại.
Hầu như toàn cơ thể rùa đều có thể dùng làm thuốc bổ thận, tư âm, dưỡng huyết... chữa nhiều bệnh.
Trời se lạnh, ăn món lẩu bắp bò rau cần hoặc rau cần xào thịt bò thì còn gì bằng. Rau cần là loại rau ngon, nhiều chất xơ, dễ chế biến, phòng trị nhiều bệnh hiệu quả.
Bữa ăn bổ sung của trẻ tùy theo độ tuổi phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu từ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm glucid, protein, lipid, vitamin và chất khoáng.
Chế độ ăn hạn chế mỡ áp dụng với người thừa cân, béo phì, mắc bệnh rối loạn mỡ máu… Hạn chế đạm với người bị gan, thận, gút. Một chế độ ăn hài hòa sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Từ đầu năm 2020, ngành đồ uống nói chung và bia rượu bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch Covid-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) quy định xử phạt vi phạm hành chính..