Lồng nuôi cá trên lòng hồ thủy điện tại huyện Lâm Bình. (Nguồn : Internet) |
Huyện Lâm Bình hiện có 142 lồng nuôi trong đó xã Thượng Lâm có 67 lồng, Phúc Yên 49 lồng và Khuôn Hà 26 lồng. Loại các cá được nuôi chủ yếu là cá lăng, cá trắm và cá chép. Với diện tích mặt hồ thủy điện trên 3.500ha có phong cảnh đẹp, nước sạch rất phù hợp cho việc nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch lòng hồ. Tổng diện tích lồng nuôi hiện lên khoảng 2.800 m2.
Hộ ông Nguyễn Văn Tùng, xã Thượng Lâm đang nuôi 30 lồng,,chủ yếu nuôi cá lăng và rô phi riêng cá lăng mật độ thả 1.000 con/lồng, chu kỳ 2 năm trọng lượng cá bình quân 3kg con sản lượng khoảng 3/tấn/lồng doanh thu khoảng 210 triệu đồng. Riêng cá rô phi mật độ thả 3-500 con/lồng, nuôi trên 7 tháng trọng lượng cá bình quân 1kg doanh thu 154 triệu đồng trừ chi phí lợi nhuận còn lại hơn 50 triệu đồng. Anh Tùng cho biết: "Nuôi cá theo hướng VietGAP, tôi phải cập nhật thông tin quá trình nuôi trồng thủy sản hằng ngày, điều chỉnh chế độ chăm sóc để hạn chế phát sinh bệnh. Bên cạnh đó, việc xử lý môi trường nước bằng chế phẩm sinh học, lựa chọn thức ăn an toàn cho cá, theo quy trình giúp tôi có thể nuôi với mật độ cao hơn, chất lượng cá cũng được nâng lên". Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị nên anh Tùng trở thành một trong những người đi đầu trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
Vợ anh Hòa thay nước cho đàn cá bống thương phẩm. (Nguồn : Internet) |
Ngoài nuôi cá trên lòng hồ, một số hộ còn tận dung khe suối nuôi cá bống như hộ anh Nguyễn Việt Hòa, thôn Cốc Phát, xã Thượng Lâm, gia đình anh Hòa hiện có diện tích nuôi cá là 8.000 m2 hay gia đình ông Nguyễn Văn Thuộc ở xã Lăng Can có diện tích nuôi là 2.800 m2 chủ yếu là nuôi cá bống đặc sản.
Ông Trần Văn Chung -Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết biết: UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, góp phần tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lâm Bình phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh thường xuyên kiểm tra các chỉ số như: PH, nhiệt độ, NH3, H2S... từ đó hướng dẫn người nuôi thủy sản điều chỉnh chỉ số phù hợp với điều kiện thực tế. Để nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, những năm qua huyện Lâm Bình liên tục điều chỉnh, mở rộng diện tích thâm canhhọc và ứng dụng khoa học kỹ thuật nên sản lượng cá ở diện tích này luôn ở mức cao; thịt cá ngon hơn, sản phẩm truy xuất được nguồn gốc, thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ
Thời gian tới, UBND huyện Lâm Bình tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu quy hoạch lại các vùng nuôi tập trung. Ngoài ra hình thành các chuỗi liên kết từ người chăn nuôi với các đơn vị cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật. Tìm kiếm đơn vị cung ứng thực phẩm cho các bếp ăn tập thể trong các nhà máy, xí nghiệp nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, duy trì diện tích nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, từng bước nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản hướng VietGAP.
Năm 2020, dự kiến bên cạnh các loại cá truyền thống, huyện còn nghiên cứu phát triển một số loại cá đặc sản, có thể xuất bán vào nhà hàng, siêu thị như cá chép, cá lăng, cá bống… để việc chăn nuôi thủy sản ở Lâm Bình phát triển theo hướng bền vững, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế.
Theo Văn hiến Việt Nam