Khi nào được gọi là tăng mỡ máu?
Mỡ máu còn gọi lipid máu bao gồm các chất cholesterol và triglycerid. cholesterol là một chất béo có tên là steroid có ở màng tế bào trong tất cả các mô tổ chức của cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương. Nguồn cung cấp cholesterol cho cơ thể bao gồm cholesterol từ thức ăn vàcholesterol được tổng hợp trong cơ thể.
Cholesterol có 2 loại: HDL-C là loại cholesterol tốt (cholesterol có tỷ trọng cao), có tác dụng bảo vệ thành mạch máu và LDL-C là loại cholesterol xấu (có tỷ trọng thấp) vì chúng có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng động mạch vành. riglycerid là khi chất axit béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerid. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ.
Giới hạn chuẩn và giới hạn được cho là tốt của các thành phần lipid huyết tương như sau: cholesterol toàn phần < 5,2mmol/l; LDL-cholesterol <4,0mmol/l; HDL-cholesterol > 1,15 mmol/l; Triglycerid 0,7-1,7 mmol/l là giới hạn tốt. Cholesterol (3,5-7,8 mmol); LDL-cholesterol (2,3-6,1 mmol/l); HDL-cholesterol (0,8-1,7); triglycerid ( 0,7-1,8 mmol/l) là giới hạn chuẩn. an-gi-de-mo-mau-khong-tang-1 Chế độ ăn trong rối loạn mỡ máu Duy trì cân nặng lý tưởng, cần giảm cân nếu béo phì. Ví dụ 1 người có chiều cao 160cm thì cân nặng nên có tối đa là 60kg, còn nặng hơn là thừa cân (cân nặng = chiều cao (cm) – 100cm);
Đảm bảo thành phần dinh dưỡng hợp lý
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì bữa ăn đủ dinh dưỡng hợp lý là khẩu phần năng lượng từ chất bột (đường) chiếm 50-60%; chất đạm (protid) chiếm10-20%; chất béo (lipid) do lipid đạt từ 20% tổng số năng lượng khẩu phần.
Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà (tuy nhiên lòng trắng trứng gà chứa lecithin có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol, vì vậy, người có cholesterol máu cao vẫn có thể dùng trứng nhưng nên hạn chế và cần ăn cả lòng trắng), giảm bia, rượu. Nên ăn nhiều rau quả tươi, chất xơ và tăng cường hoạt động thể lực.
Nếu tăng cholesterol toàn phần và tăng LDL-C (cholesterol xấu): giảm ăn acid béo bão hòa. Thay thế một phần axit béo bão hòa bằng acid béo không bão hòa ở mức phù hợp với năng lượng cơ thể. Khuyến khích dùng thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan như hoa quả, rau, yến mạch. Hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol. Nếu tăng triglycerid (cholesterol bình thường).
Nếu béo phì cần ưu tiên giảm cân nặng cơ thể, tăng hoạt động thể lực. Thay thế các loại carbonhydrat tinh luyện bằng carbonhydat phức tạp; khuyến khích ăn dầu cá; giảm hoặc tránh đồ uống có cồn.