Hà Nội, Thứ Tư Ngày 04/12/2024

Ăn uống để dự phòng và điều trị tiểu đường

KHOA HỌC ĐỜI SỐNG 07:17 17/02/2021

Trong điều trị đái tháo đường, một chế độ ăn phù hợp đôi khi còn quan trọng hơn thuốc chữa. Với một thực đơn phong phú tại các gia đình vào ngày Tết, người mắc bệnh đái tháo đường hoặc dự phòng

Không tạo năng lượng dư thừa

PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho biết, người đái tháo đường hàng ngày phải kiêng khem, vì vậy Tết đến họ vẫn có quyền thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu đủ calo cho hoạt động sống bình thường; tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường cân đối; đủ vi chất; chia bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý; phối hợp với thuốc điều trị và luyện tập.

mon-cuon.jpg

Không kiêng khem nhưng cũng không nên để tạo ra năng lượng dư thừa là nguyên tắc áp dụng cả đối với người bình thường và người mắc đái tháo đường. Thừa năng lượng là nguyên nhân gây bệnh béo phì, gây ra các bệnh khác như rối loạn lipid máu, làm bệnh đái tháo đường nặng thêm. Ăn đúng chế độ mới duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Không thể có một chế độ ăn chung cho tất cả mọi người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng một chế độ ăn phù hợp riêng cho mỗi người phải dựa vào sở thích cá nhân, đặc điểm hấp thu của cá nhân đó, thậm chí phải dựa trên cơ sở phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Ăn đủ, không nên ăn thừa bởi một khi lượng đường trong máu cao hoặc dao động thất thường sẽ làm cho phủ tạng, thần kinh và mạch máu ngoại vi bị hư hại.

Nếu như ngày thường, trên mâm cơm của các gia đình chỉ có vài món ăn thì ngày Tết, rất nhiều món ăn truyền thống cũng như các món sơn hào hải vị. Các món nem, canh măng, món xào, các loại thịt nguội, nem chua, khô cá, khô gà…là những món giàu năng lượng và người mắc đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng mà nên ăn đa dạng, mỗi thứ một chút nhưng hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, hạn chế ăn mặn, tránh đồ uống có cồn, nên ăn một lượng chất xơ vừa phải từ các món rau, xa lát và vẫn nên có bữa phụ trước khi đi ngủ.

Ăn sao cho đủ

Làm thế nào để biết người bệnh ăn đủ hay chưa? Theo các nghiên cứu, nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường ở nữ là từ 30 – 35 calo/kg/ngày; ở nam là từ 35 – 40 calo/kg/ngày, có nghĩa một bệnh nhân nữ nặng 50kg cần tổng lượng calo là 1500 – 1750 calo/24 giờ. Tổng lượng calo này lại được chia ra với các tỉ lệ khác nhau về đường, mỡ, đạm cho phù hợp.

canh-bong.jpg

Ngày Tết có thể người bệnh ăn hơi quá một chút so với ngày thường, tuy nhiên, theo PGS.TS Tạ Văn Bình, người mắc đái tháo đường cần lưu ý, carbohydrate là thành phần chính ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng không phải là dưỡng chất duy nhất cung cấp calo. Thực phẩm chứa protein và chất béo cũng sẽ mang lại năng lượng cho cơ thể. Nếu tiêu thụ nhiều calo hơn mức sẽ đốt cháy trong một ngày, chúng sẽ được chuyển thành chất béo và được lưu trữ trong cơ thể. Càng tăng cân thì cơ thể càng ít nhạy cảm với insulin. Kết quả là lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên. Vì vậy người bệnh cần ăn đúng giờ, ăn thịt tối đa trong khuôn khổ cho phép trong 2 bữa, các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc. Hạn chế hoặc không ăn thức ăn chứa nhiều mỡ. Nên ăn tăng rau xanh, nấm, dưa chuột. Nếu có đi chơi cũng không nên bỏ bữa, kể cả khi không muốn ăn. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ. Nên chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là chính, không rán, rang với mỡ.Khi cần ăn kiêng thì hạn chế số lượng thức ăn đưa vào, giảm dần thức ăn theo thời gian và khi đã đạt mức yêu cầu nên duy trì một cách kiên nhẫn.

Hồng Loan

Thực phẩm giàu carbohydrate là nguyên nhân tạo ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu. Vì vậy những thực phẩm cần hạn chế như sản phẩm từ hạt trắng, ví dụ mì ống và gạo; Bánh quy; Bánh mì trắng; Các loại ngũ cốc chế biến; Đồ uống có đường. Không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn thực phẩm trên nhưng phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, khi có thể nên điều chỉnh chế độ ăn, thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt là tốt nhất.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường là cá, đậu nành, chất xơ trong rau xanh, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, lạc... Các loại hạt này sẽ bổ sung chất béo và chất đạm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng trong cơ thể bệnh nhân. Đồ uống, có thể uống trà xanh, trà đen, trà ô long đều tốt cho sức khỏe.

Bạn đang đọc bài viết Ăn uống để dự phòng và điều trị tiểu đường tại chuyên mục Dư địa chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Dư địa chí
Có nhiều người nói rằng ăn cơm nguội sẽ gây ung thư, nhưng đây là thói quen lâu năm của người Việt. Vậy theo bạn điều này có đúng hay không và nhà bạn có thường xuyên ăn cơm nguội để qua đêm hay không