Chỉ vài năm trước, từ chỗ làm nông nghiệp thuần túy, quanh năm với nương đồi, chăn nuôi, rồi bắt đầu tập làm du lịch, còn bỡ ngỡ từ nấu ăn, trang trí phòng, bàn, điệu múa, cách mời khách..., thì đến nay, những nông dân Đá Bia đã làm du lịch chuyên nghiệp hơn rất nhiều, họ đã cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch tốt hơn, chất lượng hơn cho du khách. Chị Bùi Thị Nhềm chẳng muốn kể nhiều về mình, chị đưa cho chúng tôi xem những cảm nhận của một du khách viết về Đá Bia: "5 năm sau quay trở lại, thật ấn tượng với sự phát triển đẹp đẽ của bản làng bà con. Em Nhềm nói một câu ấn tượng, không biết có làm được gì không, nhưng trước đây, em chỉ biết có nếp nhà nhỏ, có gì thì làm tiếp. Bà con trong xóm chắc cũng thế, cuộc sống, phát triển tự nhiên như cây trên rừng, như cảnh vật nơi đây”. Từ một bản làng như biết bao bản làng ven hồ Hòa Bình, được sự hỗ trợ của một tổ chức quốc tế và Công ty CP Du lịch Đà Bắc, Nhà nước hỗ trợ ban đầu về tài chính, đầu tư cải tạo nhà ở, cảnh quan môi trường, bảo tồn văn hóa địa phương, hướng dẫn kiến thức làm du lịch, quảng bá, kết nội thị trường… Nông dân Đá Bia đã nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch, đem lại diện mạo mới cho du lịch hồ Hòa Bình. Các hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm nhà sàn, tích cực học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch, cách nấu ăn, nghiệp vụ buồng bàn, giữ gìn môi trường, những giá trị văn hóa truyền thống, khôi phục các hoạt động nông nghiệp, ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt cá, để xây dựng các sản phẩm du lịch ngày một tốt hơn, phục vụ du khách.
Bản Đá Bia là một trong những bản đẹp nhất, đem lại ấn tượng thú vị nhất cho du khách ở khu vực hồ Hòa Bình, có "quán tự giác", con người thật thà, chân chất, hòa đồng, dễ mến. Người nông dân làm du lịch đã bước đầu giao tiếp bằng tiếng Anh với khách nước ngoài, dùng điện thoại đặt lịch, quảng bá sản phẩm du lịch. Đá Bia đã có 5 hộ làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Mỗi nhà có thể đón hàng chục khách lưu trú dài ngày. Mỗi người dân đều có thể là hướng dẫn viên du lịch, giúp du khách khám phá, tìm hiểu nét đẹp địa phương. Bản Đá Bia là 1 trong 3 bản DLCĐ trên toàn quốc, được bình chọn và nhận Giải thưởng DLCĐ Asean năm 2019.
Cùng với bản Đá Bia, người nông dân ở các xóm, bản ven hồ cũng đã chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp thuần túy sang làm du lịch. Trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng có các xóm, bản homestay tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách trong và ngoài nước như: xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Sưng (xã Cao Sơn)... Huyện Đà Bắc đã xây dựng Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2030, đặt trong bối cảnh hồ Hòa Bình được quy hoạch là khu du lịch quốc gia. Huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển DLCĐ gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên, bản sắc văn hóa, hỗ trợ giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn khi chú trọng quảng bá, kết nối thị trường khách; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc, phát triển DLCĐ một cách bền vững. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án, tạo sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo gắn với xây dựng NTM.
Bản Đá Bia là một trong những bản đẹp nhất, đem lại ấn tượng thú vị nhất cho du khách ở khu vực hồ Hòa Bình, có "quán tự giác", con người thật thà, chân chất, hòa đồng, dễ mến. Người nông dân làm du lịch đã bước đầu giao tiếp bằng tiếng Anh với khách nước ngoài, dùng điện thoại đặt lịch, quảng bá sản phẩm du lịch. Đá Bia đã có 5 hộ làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Mỗi nhà có thể đón hàng chục khách lưu trú dài ngày. Mỗi người dân đều có thể là hướng dẫn viên du lịch, giúp du khách khám phá, tìm hiểu nét đẹp địa phương. Bản Đá Bia là 1 trong 3 bản DLCĐ trên toàn quốc, được bình chọn và nhận Giải thưởng DLCĐ Asean năm 2019.
Cùng với bản Đá Bia, người nông dân ở các xóm, bản ven hồ cũng đã chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp thuần túy sang làm du lịch. Trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng có các xóm, bản homestay tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách trong và ngoài nước như: xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Sưng (xã Cao Sơn)... Huyện Đà Bắc đã xây dựng Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2030, đặt trong bối cảnh hồ Hòa Bình được quy hoạch là khu du lịch quốc gia. Huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển DLCĐ gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên, bản sắc văn hóa, hỗ trợ giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn khi chú trọng quảng bá, kết nối thị trường khách; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc, phát triển DLCĐ một cách bền vững. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án, tạo sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo gắn với xây dựng NTM.
THEO VĂN HIẾN