Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 26/04/2024

Vì sao ngành bán lẻ Mỹ vẫn chưa thể 'hồi phục' sau gần 10 năm?

Hoài Viễn - PLN 08:37 27/12/2019

Vào tháng 10 năm 2018, đại gia cửa hàng bách hóa thế giới với lịch sử trăm năm, từng là "vua của cửa hàng bách hóa thế giới", Sears, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính

Theo Business Insider, tất cả những điều tồi tệ trên bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Khủng hoảng tài chính kết hợp vỡ bong bóng bất động sản khiến cho nền kinh tế Mỹ trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929. Hàng ngàn người mất việc, và các hệ thống kinh doanh, bao gồm các nhà bán lẻ lớn đều bị ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã đặt nền móng cho khó khăn của ngành bán lẻ Mỹ trong 10 năm tiếp theo.

Hậu khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần và niềm tin của người tiêu dùng dần được cải thiện. Tuy nhiên, có nhiều nhà bán lẻ đã không thể phục hồi. Điều này đã dẫn đến việc "cá lớn nuốt cá bé", các công ty tư nhân lớn mua lại các công ty nhỏ và xóa sổ những ai không còn sức để tham dự cuộc đua.

Tuy nhiên, cũng vì vậy mà trong một số vụ mua lại, các nhà bán lẻ đã phải chịu gánh nặng với những khoản nợ khổng lồ không thể trả được. Trong vài năm qua, nhiều khoản nợ lên tới hàng tỷ đô la của các công ty đã bắt đầu "phình to", dẫn đến một số lượng lớn công ty phá sản và đóng cửa. Hiện tượng này sẽ tiếp tục trong vài năm tới.

Vụ phá sản của hãng đồ chơi khổng lồ Toys R Us vào tháng 6/2018 là một ví dụ kinh điển về vấn đề vốn cổ phần tư nhân. Mặc dù Toys R Us đã từng là nhà bán đồ chơi lớn nhất ở Hoa Kỳ, sự phát triển của các chuỗi nhỏ khác và sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà bán lẻ lớn như Wal-Mart đã bắt đầu cản trở sự phát triển của thương hiệu.

Toys R Us ban đầu là một công ty niêm yết. Năm 2005, các đại gia Bain Capital, KKR và Quỹ đầu tư ủy thác bất động sản Vanado đã cùng đầu tư 6,6 tỷ đô la để mua lại và tư nhân hóa Toys R Us với hy vọng vượt qua cơn khủng hoản, nhưng hy vọng này đã nhanh chóng tan vỡ. Không chỉ vậy, thỏa thuận này đã khiến cho Toys R Us có khoản nợ hơn 5 tỷ đô la và công ty không thể trả khoản nợ trong vòng 10 năm nên cuối cùng đành tuyên bố phá sản.

Cửa hàng đóng cửa

Đồng thời, trong thập kỷ này, thương mại điện tử đã bắt đầu lan rộng nhanh chóng. Theo dữ liệu của Business Insider, năm 2018, trung bình một gia đình ở Mỹ chi 5.200 USD cho mua sắm trực tuyến, tăng gần 50% so với năm năm trước và người tiêu dùng bắt đầu chuyển từ các cửa hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến. Trên thực tế, theo CNN News, chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ vẫn duy trì mạnh mẽ trong năm nay, với tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, thấp nhất trong nửa thế kỷ.

Một báo cáo gần đây từ công ty đầu tư UBS cũng cho thấy với sự gia tăng của mua sắm trực tuyến thì ngày càng có nhiều cửa hàng phải đóng cửa trong vài năm tới. Đến năm 2026, 75.000 cửa hàng bán quần áo, đồ điện tử và đồ nội thất sẽ bị đóng cửa và mua sắm trực tuyến dự kiến sẽ chiếm 25% doanh số bán lẻ .

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, một loại mô hình bán lẻ mới cũng đã xuất hiện - đối mặt với mô hình truyền thống. Những người nổi tiếng trên Internet như Casper và Glossier tập trung vào người hâm mộ trên phương tiện truyền thông xã hội và không còn cần không gian bán hàng truyền thống. Ngược lại, các cửa hàng bách hóa và trung tâm mua sắm truyền thống đã mất đi sức hấp dẫn bởi vì rất khó tìm được "điểm hấp dẫn" độc đáo để thu hút khách hàng.

"Các nhà bán lẻ truyền thống đã suy thoái," nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody's cho biết. "Họ đã sa thải công nhân liên tục." Theo thống kê, trong mười năm qua, tổng cộng 1,3 triệu nhân viên bán lẻ đã thất nghiệp, và 728.000 người khác đã thất nghiệp gián tiếp do bị sa thải.

Trong mùa đông lạnh giá của ngành bán lẻ năm 2019, ai đã bị "đóng băng"?

Payless: đóng cửa 2500 cửa hàng

Được thành lập vào năm 1956, Payless là chuỗi giày lớn nhất tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đại gia giày Payless ShoeSource đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 2 năm nay và cho biết họ có kế hoạch đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Bắc Mỹ (2500 cửa hàng), đây có thể là cuộc phá sản cửa hàng bán lẻ lớn nhất trong lịch sử ngành bán lẻ Mỹ.

Việc bán lẻ trực tuyến ngày càng phát triển được coi là lý do chính khiến Payless đóng cửa các cửa hàng. Đây là lần nộp đơn phá sản thứ hai của công ty kể từ tháng 4/2017.

Gap: 230 cửa hàng

Gap cho biết vào tháng Hai rằng họ sẽ đóng cửa 230 cửa hàng cùng tên trong hai năm tới. Công ty báo cáo rằng doanh số bán hàng cùng cửa hàng của thương hiệu trong mùa lễ đã giảm 7%.

Forever 21: 350 cửa hàng

Chuỗi thương hiệu quốc tế nổi tiếng Forever 21 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và có kế hoạch đóng cửa 350 cửa hàng trên toàn thế giới bao gồm 178 cửa hàng tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, công ty cho biết công ty chỉ đơn giản muốn sử dụng ứng dụng phá sản để lên kế hoạch lại và hỗ trợ cho tương lai của mình. Một phần trong việc tái cấu trúc của công ty là giảm dấu ấn thị trường toàn cầu, rút các cửa hàng khỏi 40 quốc gia. Được biết, ngoài các hoạt động tại Hoa Kỳ, Forever 21 sẽ tiếp tục hoạt động ở Mexico và Mỹ Latinh, đồng thời giảm đáng kể hoạt động tại Châu Á và Châu Âu.

Cửa hàng bách hóa Sears: 175 cửa hàngVào tháng 10 năm 2018, đại gia cửa hàng bách hóa thế giới với lịch sử trăm năm, từng là "vua của cửa hàng bách hóa thế giới", Sears, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 2 năm nay, công ty tuyên bố sẽ tiếp tục một đợt đóng cửa cửa hàng mới vào tháng 8, tháng 9 và tháng 11.

Victoria Secret: 53 cửa hàng

Thương hiệu đồ lót nổi tiếng một thời Victoria cũng không thể tránh khỏi sức ép. Vào tháng 3/2018, Victoria Secret đã thông báo sẽ đóng cửa 53 cửa hàng ở Bắc Mỹ do "doanh thu giảm".

Được biết, khoản lỗ của Victoria Secret trong quý III/2019 là 151,2 triệu USD và khoản lỗ ròng của nó là 252 triệu USD. Vào lúc cao điểm năm 2009, Victoria's Secret lập kỷ lục bán 600 bộ đồ lót mỗi phút.

A & F (Abercrombie & Fitch): 40 cửa hàng

Thương hiệu thời trang Mỹ Abercrombie & Fitch cho biết vào tháng 3 rằng họ có kế hoạch đóng khoảng 40 cửa hàng, hầu hết là các cửa hàng có trụ sở tại Mỹ. Báo cáo tài chính quý 3 do nhóm công bố vào ngày 26/11 cho thấy doanh thu trong quý là 863 triệu đô la, thấp hơn so với dự đoán của các nhà phân tích là 868 triệu đô la và lợi nhuận ròng giảm 73% xuống còn 6,5 triệu đô la.

Barneys New York: 15 cửa hàng

Chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp nổi tiếng Barneys New York đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 8 năm nay và cho biết họ sẽ đóng cửa 15 trong số 22 cửa hàng của mình.

Macy: 9 cửa hàng

Macy, đã đóng cửa các cửa hàng từ năm 2016. Các cửa hàng ở những bang Utah, Washington, California, New York, Indiana, Massachusetts, Virginia và West Virginia cũng bắt đầu đóng cửa trong năm nay.

Trong quý 3, tổng doanh thu ròng của Macy giảm 4,3% so với cùng kỳ xuống 5,17 tỷ USD. Lợi nhuận ròng trong quý giảm 97% xuống còn 2 triệu USD. Doanh thu cùng cửa hàng giảm lần đầu tiên sau 2 năm (3%).

Link gốc : https://www.vietpress.vn/10-nam-tu-khung-hoang-tai-chinh-nganh-ban-le-my-van-chua-the-hoi-phuc-d83055.html

Bạn đang đọc bài viết Vì sao ngành bán lẻ Mỹ vẫn chưa thể 'hồi phục' sau gần 10 năm? tại chuyên mục Tiêu dùng quốc tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tiêu dùng quốc tế