Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Thần thánh hóa thực phẩm chức năng: Người tiêu dùng cẩn trọng không thừa

Minh Việt 07:28 16/12/2019

Nhiều doanh nghiệp đã ra sức “tung hô” sản phẩm của mình như thần dược, nên nhiều khách hàng đã sập bẫy trước những lời quảng cáo có cánh này, mặc dù chiêu trò không hề mớ

Người mua tìm đến thực phẩm chức năng (TPCN) như một giải pháp cầu an và phòng ngừa bệnh tật. Nhiều công ty sẵn sàng dùng những chiêu trò quảng cáo tinh vi, thổi phồng sự thật để “thần thánh hóa” sản phẩm của mình. Thực tế đáng buồn là giữa thị trường TPCN muôn hình vạn trạng, nhiều người phải nhận trái đắng khi vừa mất tiền, vừa mua sản phẩm kém chất lượng...

Rước họa vào thân

Hằng ngày “lướt” facebook để tham khảo cách giảm cân, chị Tô Thị V. (quận 2) được chào mời mua TPCN, để rồi phải điều trị tại bệnh viện nhiều ngày do rối loạn tiêu hóa, suy kiệt cơ thể. “Họ nói có bán rất nhiều trà giảm cân có xuất xứ từ nước ngoài nên chất lượng bảo đảm, vừa giảm cân vừa đỡ phải tốn thời gian tập thể dục. Tôi mua và sử dụng thì giảm liền 5kg trong tháng đầu tiên, tuy nhiên sau đó thấy cơ thể hay mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và ngất xỉu ngay tại bàn làm việc. Sau đó, tôi được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 115 thì được bác sĩ cho biết bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, nếu dùng thuốc này lâu sẽ gây suy thận, gan” - chị V. buồn bã. Nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã mất đi giai đoạn vàng để điều trị cũng vì TPCN. Theo đó, bệnh nhân N.V.S. (52 tuổi, quận 9) được phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn muộn. Nghe lời “rỉ tai” của nhiều người, ông quyết định dùng TPCN chiết xuất từ tảo biển để tìm cơ hội chữa bệnh. Tuy nhiên, sau vài tháng ông phải nhập viện vì tình trạng suy kiệt, yếu nửa người kèm nhức đầu kéo dài.

Các bác sĩ cho biết khối u đã di căn lên não. Các bác sĩ chia sẻ, nếu như bệnh nhân không bỏ phác đồ điều trị giữa chừng thì có thể kết quả đã khác. Có nhiều bệnh nhân khi đang điều trị thì nghe TPCN chiết xuất từ mãng cầu xiêm, Fucoiden, lá đu đủ… chữa được ung thư nên bỏ ngang điều trị để sử dụng TPCN.

Đến khi trở lại bệnh viện thì đã muộn, cơ hội sống ngày càng ít đi. Mới đây, lợi dụng việc tổ chức hội thảo, CTCP Tư vấn và thiết bị y tế Sài Gòn Hà Nội SHB (có địa chỉ tại quận 10, TP.HCM) đã lừa bán cho người dân tỉnh Điện Biên hàng trăm hộp TPCN và rêu rao rằng thuốc để chữa bệnh. Trong đó phần đông người bị dính bẫy là những người cao tuổi. Để mua 8 hộp TPCN viên uống AnCan SHB, ông T. (74 tuổi) đã phải bỏ ra hàng triệu đồng được lấy từ tiền lương hưu và tiền chữa bệnh hằng tháng. Nhóm người trên cho biết đã được sự chấp thuận của chính quyền địa phương tỉnh Điện Biên về việc tổ chức khảo sát sức khỏe miễn phí cho người dân trên địa bàn xã Thanh Chăn (Điện Biên). Sau khi được thăm khám sơ sài, ông T. được chẩn đoán nang thận và yêu cầu mua liền một liệu trình thuốc chữa bệnh trong… 6 tháng. Tuy nhiên, khi vừa sử dụng ông phát hiện bị tức ngực liên tục. Sau đó mới được biết đây là TPCN chứ không hề là thuốc trị nang thận. Không chỉ trường hợp ông T. mà nhiều người cũng “dính bẫy“ tương tự nên đã trình báo cơ quan chức năng về sự việc.

Quản lý, xử lý cách nào?

Nhiều TPCN đã được doanh nghiệp hay người bán sử dụng nhiều hình ảnh thông điệp gây nhầm lẫn, mù mờ cho người sử dụng về TPCN và thuốc chữa bệnh, nhất là các chiêu trò quảng cáo sai sự thật về nội dung cấp phép.

TPCN không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và chỉ có thể sử dụng hiệu quả nếu đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. “Không phải cứ sử dụng TPCN là có lợi mà nếu dùng quá liều, sai cách sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể, gây tăng đường huyết, mỡ máu… và thậm chí còn tốn nhiều tiền” - một bác sĩ ở Bệnh viện Thánh Mẫu chia sẻ. Các nhà chuyên môn xạo sự đánh trúng tâm lý khách hàng muốn có thời gian điều trị ngắn, nhưng hiệu quả ngay. Nhiều doanh nghiệp đã ra sức “tung hô” sản phẩm của mình như thần dược, nên nhiều khách hàng đã sập bẫy trước những lời quảng cáo có cánh này, mặc dù chiêu trò không hề mới.

“Các doanh nghiệp sản xuất TPCN là xoáy sâu các bệnh lý phổ biến nhiều người mắc như dạ dày, phụ khoa, nam khoa, khớp… Sau đó sẽ được phóng đại bằng hình thức PR kiểu như ‘đánh bại bệnh xương khớp’, ‘khắc tinh của xương khớp’, ‘sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh xương khớp’, ‘hoàn tiền 100% nếu không bớt bệnh’, ‘chữa dứt bệnh không tái phát’ để dụ người mắc bệnh. Thậm chí, có doanh nghiệp còn giả làm bác sĩ, dược sĩ để dọa người bệnh, nhằm bán được TPCN, nhưng thực tế đội ngũ này không hề biết kiến thức về y tế hoặc dược” - dược sĩ Trần Thanh Long, Nhà thuốc Minh Long (quận 1) cho biết.

ghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm, chính thức có hiệu lực từ ngày 2/2/2018. Trong nghị định này có một nội dung quan trọng là bắt đầu từ ngày 1/7/2019, tất cả cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất TPCN) của Bộ Y tế được xem là chế tài pháp lý hữu hiệu hiện nay. Bởi, chính nghị định này sẽ là cơ sở pháp lý để loại bỏ và sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất TPCN không đủ điều kiện và giảm thiểu hàng giả, kém chất lượng.

Chi tiết trên NTD

Minh Việt

Bạn đang đọc bài viết Thần thánh hóa thực phẩm chức năng: Người tiêu dùng cẩn trọng không thừa tại chuyên mục Cảnh báo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Cảnh báo
Hạt dẻ ăn có vị béo, ngậy bùi bở nên được rất nhiều người ưa thích. Song, hạt dẻ trên thị trường hiện nay đều là hàng Trung Quốc nhưng lại được gắn mác Lào Cai, Cao Bằng để dễ bán và bán giá cao hơn.
Phần đông người tiêu dùng vẫn chọn mua thực phẩm một cách cảm tính theo tiêu chí “ngon mắt” chứ không dựa theo sự hiểu biết về an toàn thực phẩm